BIỂN BÁO AN TOÀN THUỘC TẦNG THỨ MẤY TRONG THÁP PHÂN CẤP CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT MỐI NGUY TẠI NƠI LÀM VIỆC?

27/05/2022
Tin tức

Thông thường khi đi thăm quan nhà máy, công xưởng hoặc đi ngang qua các công trình xây dựng, chúng ta thường thấy các biển báo an toàn được lắp đặt từ phía bên ngoài cổng cho đến các khu vực nằm bên trong khi ta bước vào. Bạn biết đây là biện pháp phòng ngừa nguy hiểm tại các cơ sở làm việc, nhưng có khi nào bạn thắc mắc rằng còn có biện pháp phòng ngừa nào khác nữa không và biển báo an toàn thuộc biện pháp nào và có mức độ hiệu quả ở cấp bậc thứ mấy trong các biện pháp kiểm soát mối nguy?


Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH - National Institute for Occupational Safety and Health) của Mỹ đã phát triển và đưa ra hệ thống Hierarchy of controls - Tháp phân cấp kiểm soát mối nguy (nguy cơ), được các chuyên gia về ATVSLĐ sử dụng rộng rãi trong việc xác định cách thực hiện các phương pháp kiểm soát khả thi và hiệu quả đối với mối nguy nghề nghiệp theo mức độ ưu tiên để ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn ở nơi làm việc, lần lượt có thứ tự theo cấp bậc như sau:

 

Tháp phân cấp các biện pháp kiểm soát mối nguy
Tháp phân cấp các biện pháp kiểm soát mối nguy

 

1. Loại bỏ (Elimination)

 

Nằm ở trên cùng của tháp phân cấp là cách hiệu quả nhất để bảo vệ người lao động tránh khỏi các mối nguy hoàn toàn. Không có phương án nào tốt hơn việc loại bỏ mối nguy.

 

Một ví dụ thường được sử dụng là tình huống nhân viên thực hiện công việc ở trên cao và có nguy cơ té ngã gây chấn thương, có thể loại bỏ nguy cơ này bằng cách dịch chuyển mọi thứ liên quan đến công việc đó xuống mặt đất rồi mới thực hiện các thao tác nghiệp vụ, hoặc mở rộng tầm với của công nhân bằng các dụng cụ hỗ trợ làm việc trên cao, chẳng hạn như chổi quét vôi cán dài.

 

Công nhân quét vôi bằng chổi cán dài
Công nhân quét vôi bằng chổi cán dài

 

2. Thay thế (Substitution)

 

Nếu biện pháp loại bỏ không thể thực hiện thì phương án thay thế là cách tiếp cận tốt nhất để làm cho các mối nguy ít có khả năng xảy ra hơn và làm giảm mức độ nguy hại của mối nguy.

 

Ví dụ:

  • Sử dụng giàn giáo thay vì thang
  • Thay thế sơn dung môi bằng sơn gốc nước
  • Sử dụng bao xi măng trong túi 20kg thay vì 50kg.
Sử dụng giàn giáo
Sử dụng giàn giáo thay vì thang

 

3. Kỹ thuật (Engineering controls):

 

Khi mối nguy không thể kiểm soát thông qua loại bỏ hoặc thay thế, lựa chọn tiếp theo là sử dụng biện pháp kỹ thuật. Thay vì dựa vào hành vi của người lao động, biện pháp kỹ thuật liên quan đến sự thay đổi thuộc về vật chất tại nơi làm việc như sửa đổi, cung cấp thêm các thiết bị hay phương tiện bảo vệ hoặc thiết kế lại nhà máy để ngăn cách, cách ly, cô lập mối nguy hiểm tiếp xúc với người.

 

Ví dụ:

  • Tăng cường thông gió bằng quạt hoặc triển khai hệ thống kiểm soát nồng độ bụi và lắp đặt hệ thống phun sương chống bụi, làm mát cho nhà xưởng
  • Sử dụng màn che xung quanh các vị trí đang hàn để bảo vệ người lao động khỏi ánh sáng hồ quang
  • Đặt rào chắn xung quanh các thiết bị điện nhằm ngăn cản việc tiếp cận điện áp cao.

 

Hệ thống phun sương chống bụi, làm mát nhà xưởng
Hệ thống phun sương chống bụi, làm mát nhà xưởng

 

4. Hành chính (Administrative Controls)

 

Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) khuyến nghị sử dụng biện pháp kiểm soát hành chính khi không thể loại bỏ, thay thế các mối nguy hoặc các biện pháp kiểm soát kỹ thuật không có giá trị thực tế.

 

Biện pháp hành chính thường thay đổi hành vi của con người thông qua việc đào tạo, thiết lập nội quy, quy trình làm việc, cập nhật chính sách hay chế độ và thời gian làm việc phù hợp, … để hướng dẫn mọi người làm việc theo cách an toàn và hạn chế hoặc ngăn chặn khả năng tiếp cận các mối nguy đó bằng cách tuân thủ và làm đúng theo quy chế đã ban hành.

 

Ví dụ:

  • Giảm thời gian tiếp xúc với mối nguy bằng cách tăng thời gian nghỉ, bố trí thêm nhân sự hoặc đổi ca luân phiên
  • Cài đặt dấu hiệu cảnh báo (biển báo an toàn, kẻ vạch, chuông/đèn cảnh báo, v.v…)
  • Lên lịch trình bảo trì bảo dưỡng cho các máy móc thiết bị
  • Cung cấp các khóa huấn luyện đào tạo nhân viên; …

 

Lắp đặt biển báo an toàn tại nơi làm việc
Lắp đặt biển báo an toàn tại nơi làm việc

 

5. Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE)

 

PPE được xem là biện pháp cuối cùng ít hiệu quả nhất, thường được sử dụng kết hợp với các biện pháp khác hoặc được thực hiện riêng đối với những nguy cơ không thể giảm thiểu hoặc loại bỏ ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp kiểm soát phía trên và được coi là tuyến phòng thủ cuối cùng khi không còn sự lựa chọn nào khác.

 

Ví du:

  • Sử dụng dây đai an toàn toàn thân khi làm việc trên cao như nhân viên vệ sinh, lau chùi cửa kính trên các tòa nhà cao tầng
  • Ytá, bác sỹ bắt buộc đeo khẩu trang phòng ngừa dịch bệnh

 

Trang thiết bị bảo hộ cá nhân PPE
Trang thiết bị bảo hộ cá nhân PPE

 

Vậy là bạn đã biết biển báo an toàn thuộc biện pháp nào, nằm ở tầng thứ mấy trong tháp phân cấp các biện pháp kiểm soát mối nguy rồi đúng không nào. Mặc dù là phương án này thuộc biện pháp kiểm soát hành chính có mức độ hiệu quả nằm ở vị trí thứ 4 nhưng biển báo an toàn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi người lao động có ý thức về an toàn và đây cũng là điều giúp ích cho các doanh nghiệp khi dòng chảy công việc được thông suốt, không bị những cản trở hay gián đoạn bởi những trường hợp tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra tại nơi làm việc.

 

Nếu các bạn cần tư vấn và đặt hàng cho các loại biển báo thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

 

Liên hệ để được tư vấn và đặt hàng:

Tên Công ty: Công ty TNHH An Toàn Công Nghiệp HVT
Địa chỉ: 65 Đường 2A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0938 218 600
Email: sale.hvtsafety@gmail.com

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BIỂN BÁO AN TOÀN MỚI CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

Khi có kế hoạch xây dựng một hệ thống biển báo an toàn mới cho cơ sở sản xuất kinh doanh, bạn có thể tham khảo 4 bước thực hiện sau đây.

CÁCH CHỌN BIỂU TƯỢNG CẢNH BÁO VÀ TỪ NGỮ BÁO HIỆU SAO CHO PHÙ HỢP KHI THIẾT KẾ BIỂN BÁO AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN ANSI/OSHA

Trong lần trước, An toàn công nghiệp HVT đã giới thiệu cấu trúc hiển thị trên biển báo an toàn theo tiêu chuẩn ANSI/OSHA (link tham khảo tại đây), trong bài này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về phần panel trên cùng của biển báo nhé.

Facebook

error: No copy