CÁC BIỂU TƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ANSI Z535 DÀNH CHO BIỂN BÁO AN TOÀN TẠI NƠI LÀM VIỆC

16/06/2022
Tin tức

Phần panel trên cùng của biển báo bạn có thể tham khảo tại đây, tiếp nối ngay sau đây sẽ là phần thông điệp bằng biểu tượng.

Thông điệp bằng biểu tượng

ANSI Z535 khuyến khích việc sử dụng các biểu tượng để truyền đạt thông điệp có thể đối chiếu được với thông điệp bằng chữ được viết trên biển báo. Lợi ích của một biểu tượng an toàn được thiết kế tốt là nó có thể thông báo các mối nguy hiểm một cách nhanh chóng, vượt qua các rào cản về ngôn ngữ và khả năng đọc hiểu nếu không phải là người nói tiếng của quốc gia đó.

Biểu tượng an toàn khi chọn đúng sẽ xác định được:

  • Mối nguy hiểm
  • Chỉ ra cách thức ngăn ngừa
  • Hoặc xác định hậu quả của việc không tránh mối nguy

Các biểu tượng an toàn nên được thiết kế đơn giản nhất có thể, chỉ chứa các chi tiết cần thiết, dễ hiểu và dễ nhận ra. Có bốn loại biểu tượng an toàn được mô tả trong ANSI Z535 đó là:

  • Báo hiệu mối nguy (Hazard alerting)
  • Hành động bắt buộc (Mandatory action)
  • Sự cấm chỉ (Prohibition)
  • Thông tin (Information)

1. Biểu tượng về báo hiệu mối nguy (Hazard alerting) trong biển báo an toàn lao động

Biểu tượng thông thường sẽ có màu đen trên nền trắng. Loại biểu tượng an toàn này truyền tải thông tin chủ yếu liên quan đến bản chất của các mối nguy. Như là, mô tả mối nguy hiểm, cách phòng ngừa và đôi khi là hậu quả của việc không tránh mối nguy nào đó.

 

Báo hiệu mối nguy (Hazard alerting)
BIểu tượng về báo hiệu mối nguy (Hazard alerting)

 

Còn có 1 lựa chọn khác nữa (không mang tính bắt buộc) đó là đặt biểu tượng vào trong tam giác màu vàng có viền đen bao xung quanh nếu nhà máy hoặc cơ sở kinh doanh của bạn có nhu cầu liên quan đến việc tuân thủ tiêu chuẩn của ISO.

 

Báo hiệu mối nguy theo tiêu chuẩn ISO (Hazard alerting)
BIểu tượng về báo hiệu mối nguy theo tiêu chuẩn ISO (Hazard alerting)

 

2. Biểu tượng về hành động bắt buộc (Mandatory actiontrong biển báo an toàn lao động

Loại biểu tượng an toàn này truyền tải các hành động cần phải được thực hiện để tránh các mối nguy hiểm và thường là có màu đen với nền màu trắng.

 

Biểu tượng về hành động bắt buộc (Mandatory action)
Biểu tượng về hành động bắt buộc (Mandatory action)

 

Còn có 1 lựa chọn khác nữa (không mang tính bắt buộc) đó là các biểu tượng màu trắng sẽ được đặt trong vòng tròn có nền màu xanh dương nếu nhà máy hoặc cơ sở kinh doanh có nhu cầu liên quan đến việc tuân thủ tiêu chuẩn của ISO.

 

Biểu tượng về hành động bắt buộc theo tiêu chuẩn ISO (Mandatory action)
Biểu tượng về hành động bắt buộc theo tiêu chuẩn ISO (Mandatory action)

 

3. Biểu tượng về sự cấm chỉ (Prohibitiontrong biển báo an toàn lao động

Loại biểu tượng an toàn này truyền tải những hành động không được thực hiện. Biểu tượng phải được bao xung quanh bởi hình tròn với dấu gạch chéo ở góc 45 độ từ phía trên bên trái xuống phía dưới bên phải, và được sử dụng để biểu thị sự cấm chỉ (prohibition).

 

Biểu tượng về sự cấm chỉ (Prohibition)
Biểu tượng về sự cấm chỉ (Prohibition)

 

Còn có 1 hình dạng khác được sử dụng rất phổ biến đó là biểu tượng màu đen sẽ được đặt trong vòng tròn màu đỏ có dấu gạch chéo màu đỏ với nền màu trắng nếu nhà máy hoặc cơ sở kinh doanh có nhu cầu liên quan đến việc tuân thủ tiêu chuẩn của ISO.

 

Biểu tượng về sự cấm chỉ theo tiêu chuẩn ISO (Prohibition)
Biểu tượng về sự cấm chỉ theo tiêu chuẩn ISO (Prohibition)

 

4. Biểu tượng về thông tin (Information) trong biển báo an toàn lao động

Loại biểu tượng này thường được sử dụng để truyền đạt:

  • Tình trạng an toàn (vị trí thiết bị, lối ra, các phương tiện thoát hiểm)
Biểu tượng về thông tin (Information) cho tình trạng an toàn
Biểu tượng về thông tin (Information) cho tình trạng an toàn

 

  • An toàn cháy nổ (vị trí thiết bị chữa cháy)
Biểu tượng về thông tin (Information) cho an toàn cháy nổ
Biểu tượng về thông tin (Information) cho an toàn cháy nổ

 

TÍNH NHẤT QUÁN VỀ HÌNH DẠNG TRONG CÁC BIỂU TƯỢNG AN TOÀN

Ngoài việc biểu tượng cần phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, còn 1 yếu tố nữa cần quan tâm đó là “Tính nhất quán”. Tính nhất quán đề cập đến sự liên quan của một biểu tượng này với một biểu tượng khác để tạo thành những hình ảnh mạch lạc. Ví dụ, trong trường hợp trang bị bảo hộ cá nhân cho đầu, hình dạng đầu nhất quán (3 hình đầu tiên) làm nổi bật sự khác biệt quan trọng trong thông điệp muốn truyền tải, trong khi sự thay đổi về hình dạng đầu (2 hình bên phải) làm giảm bớt đi sự nổi bật của tính khác biệt trong thông điệp theo cách diễn giải của người dùng.

 

Tính nhất quán về hình dạng trong các biểu tượng an toàn
Tính nhất quán về hình dạng trong các biểu tượng an toàn

 

 

Nếu bạn cần tư vấn chi tiết, cụ thể hơn cho các loại biển báo thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé.

 

Liên hệ để được tư vấn và đặt hàng:

Tên Công ty: Công ty TNHH An Toàn Công Nghiệp HVT
Địa chỉ: 65 Đường 2A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0938 218 600
Email: sale.hvtsafety@gmail.com

 

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BIỂN BÁO AN TOÀN MỚI CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

Khi có kế hoạch xây dựng một hệ thống biển báo an toàn mới cho cơ sở sản xuất kinh doanh, bạn có thể tham khảo 4 bước thực hiện sau đây.

CÁCH CHỌN BIỂU TƯỢNG CẢNH BÁO VÀ TỪ NGỮ BÁO HIỆU SAO CHO PHÙ HỢP KHI THIẾT KẾ BIỂN BÁO AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN ANSI/OSHA

Trong lần trước, An toàn công nghiệp HVT đã giới thiệu cấu trúc hiển thị trên biển báo an toàn theo tiêu chuẩn ANSI/OSHA (link tham khảo tại đây), trong bài này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về phần panel trên cùng của biển báo nhé.

Facebook

error: No copy