Ý NGHĨA ĐẰNG SAU CÁC MÃ MÀU THEO TIÊU CHUẨN OSHA VÀ ANSI (ÁP DỤNG CHO BIỂN BÁO AN TOÀN)

21/05/2022
Tin tức

 

Cụm từ “màu sắc an toàn” là để chỉ việc sử dụng màu theo quy định phục vụ cho mục đích an toàn tại nơi làm việc. Có nhiều tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng hợp lý các màu sắc an toàn từ nhiều tổ chức khác nhau, 2 tiêu chuẩn phổ biến được kể đến trong số đó chính là OSHA và ANSI.

 

Màu sắc an toàn mô tả cách mà OSHA và ANSI cũng như các tổ chức khác quy định biển báo tại nơi làm việc. Mỗi màu có một ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Màu sắc được sử dụng trong các biển báo phòng ngừa tai nạn cho phép người lao động xác định ngay được các nguy cơ tiềm ẩn khi đang đi vào khu vực đó mà không cần phải đến quá gần để đọc được chúng.

 

Màu sắc theo tiêu chuẩn OSHA trong biển báo an toàn

Tiêu chuẩn OSHA có 2 bộ mã màu được nhắc đến ở số 1910.144 và 1910.145 trong chủ đề Tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn lao động đó là:

 

1. Bộ màu thứ nhất

Bao hàm các biển báo an toàn để thông báo cho người lao động biết nếu họ đối mặt với các mối nguy cần phải đề phòng được thể hiện qua 4 loại sau:

  • Màu đỏ - Với từ báo hiệu “NGUY HIỂM”: chỉ được dùng khi có nguy hiểm ngay tức thì đến tính mạng và sức khỏe của nhân viên. Mọi chữ cái hoặc biểu tượng cảnh báo phải có màu tương phản với màu đỏ để đảm bảo khả năng hiển thị tối đa.
Biển báo nguy hiểm (hóa chất độc hại)
Biển báo nguy hiểm (hóa chất độc hại)
  • Màu cam – Với từ báo hiệu “CẢNH BÁO”: dùng khi mối nguy không nghiêm trọng hay ngay tức khắc như trường hợp của từ “NGUY HIỂM”. Tương tự, chữ “CẢNH BÁO” và biểu tượng trên biển báo này cũng phải có màu sắc tương phản với màu cam.
Biển cảnh báo (cháy nổ)
Biển cảnh báo (cháy nổ)
  • Màu vàng – Với từ báo hiệu “CHÚ Ý”: để cảnh báo mọi người về mối nguy tiềm ẩn ở xung quanh.
Biển báo chú ý (ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh thiết bị)
Biển báo chú ý (ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh thiết bị)
  • Màu xanh lá cây – Với từ ngữ báo hiệu như “AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT”, “HƯỚNG DẪN AN TOÀN”, “KHẨN CẤP”, v.v…: đây là màu dành cho các hướng dẫn an toàn chung.
Biển báo an toàn là trên hết - thẳng lưng khuỵu gối khi nâng
Biển báo an toàn là trên hết - thẳng lưng khuỵu gối khi nâng
  • Màu vàng cam huỳnh quangđỏ sẫm phản quang – Với từ báo hiệu “PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CHẬM”: 2 màu này được dùng cho các trường hợp có phương tiện di chuyển chậm.
Biển báo phương tiện di chuyển chậm
Biển báo phương tiện di chuyển chậm

 

  • Màu cam huỳnh quang hoặc đỏ cam - Với từ báo hiệu “SINH HỌC”: đây là mối nguy có tính chất khác biệt nên được tách ra thành danh mục riêng cho những nguy hiểm về sinh học.
Biển báo nguy hiểm sinh học
Biển báo nguy hiểm sinh học

 

2. Bộ màu thứ 2

Dành để chỉ ra các mối nguy vật lý ở nơi làm việc, OSHA sẽ biểu thị mối nguy này bằng 1 trong 2 màu sau đây:

  • Màu đỏ: được sử dụng khi có nguy cơ cháy nổ, bao gồm các khu vực gần ngọn lửa hở cũng như các vật liệu dễ cháy có thể bắt lửa hoặc phát nổ; các công tắc, thanh chắn, nút bấm dừng khẩn cấp trên các thiết bị máy móc nguy hiểm và các tình huống khác.
Biển báo chuông báo cháy
Biển báo chuông báo cháy

 

Biển báo vị trí nút dừng khẩn cấp
Biển báo vị trí nút dừng khẩn cấp
  • Màu vàng: được sử dụng cho các mối nguy liên quan đến ngã, trượt, vấp, va chạm và các mối nguy tương tự khác thường gặp nhiều ở các cơ sở sản xuất hoặc nhà kho.
Biển báo chú ý (coi chừng vấp ngã)
Biển báo chú ý (coi chừng vấp ngã)

 

Biển báo (đường ướt - trơn trượt)
Biển báo (đường ướt - trơn trượt)

 

Màu sắc theo tiêu chuẩn ANSI trong biển báo an toàn

ANSI Z535 bao gồm 6 tiêu chuẩn (từ ANSI Z535.1 đến ANSI Z535.6) trong đó ANSI Z535.1 là tiêu chuẩn mô tả các mã màu có thể được sử dụng trên các biển báo an toàn, tem nhãn và thẻ phòng ngừa tai nạn và cũng được dùng cho việc đánh dấu, xác định vị trí của thiết bị sơ cứu, bình chữa cháy, nguy cơ trơn trượt và các nguy cơ tiềm ẩn khác.

 

ANSI Z535.1 liệt kê ra 9 màu riêng biệt và màu combo kết hợp. Ý nghĩa và các trường hợp sử dụng cho từng màu như sau:

  • Màu đỏ: chỉ các tình huống nguy hiểm nhất, nếu không tránh được thì gần như chắc chắn sẽ xảy ra trường hợp tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng. Thường được sử dụng cho biển báo “Nguy hiểm”; các thiết bị và dụng cụ cứu hỏa; thùng chứa chất lỏng dễ cháy; công tắc, nút và thanh dừng khẩn cấp trên máy móc; không gian hạn hẹp; v.v…
Biển báo nguy hiểm - không gian hạn hẹp
Biển báo nguy hiểm - không gian hạn hẹp
  • Màu cam: để cảnh báo mọi người về các bộ phận nguy hiểm trên các thiết bị máy móc. Mối nguy hiểm có thể là từ việc nghiền nát, cắt, cơn sốc hoặc gây tổn hại về thể chất cho con người hoặc cho cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn được sử dụng cho biển “Cảnh báo” và các đồ vật khác.
Biển cảnh báo - nguy cơ đè nát, cửa đóng tự động
Biển cảnh báo - nguy cơ đè nát, cửa đóng tự động
  • Màu vàng: cũng giống như OSHA là thường được sử dụng cho các biển báo “Chú ý” và chỉ ra các mối nguy vật lý như ngã, trượt, vấp, va chạm, hoặc cảnh báo về thiết bị đang đi chuyển, khu vực có nhiều nguy cơ chấn thương như công trường đang thi công, bến tàu, v.v…
Biển báo chú ý - khu vực thi công, chú ý các thiết bị di chuyển
Biển báo chú ý - khu vực thi công, chú ý các thiết bị di chuyển
  • Màu xanh lá cây: đưa ra các thông điệp liên quan đến an toàn chung, không đề cập đến các mối nguy hiểm cụ thể tại nơi làm việc. Biển báo màu xanh lá cây chỉ ra vị trí các bộ dụng cụ sơ cứu, vòi rửa mắt khẩn cấp, các thiết bị y tế khác; các hướng dẫn và lời nhắc chung về vệ sinh; hoặc khuyến khích nhân viên báo cáo tai nạn, tình trạng không an toàn và các sự cố khác; v.v…
Biển báo khẩn cấp - trạm rửa mắt
Biển báo khẩn cấp - trạm rửa mắt
  • Màu xanh dương: truyền đạt thông tin không liên quan đến thương tích cá nhân và các mối nguy hiểm khác (phổ biến nhất là trên biển báo “Lưu ý”), ví dụ như thông báo cho nhân viên về các khu vực chỉ định cấm hút thuốc hoặc được phép hút thuốc; nhắc nhở nhân viên về các phương pháp làm việc tốt nhất; truyền đạt các thủ tục hoặc quy tắc để bảo trì, bảo quản; v.v…
Biển báo lưu ý - khu vực được phép hút thuốc
Biển báo lưu ý - khu vực được phép hút thuốc
  • Màu tím: ý nghĩa được ấn định bởi người sử dụng – các nhà quản lý có thể dùng màu này nếu thấy phù hợp với cơ sở của họ. Nhưng màu tím thường là được sử dụng cho các nguy cơ bức xạ (có thể dùng cả 2 màu tím và màu vàng vào chung 1 biển báo).
Biển báo bức xạ
Biển báo bức xạ

 

Biển báo - vui lòng để rác vào thùng
Biển báo - vui lòng bỏ rác đúng nơi quy định
  • Màu đen, xám, trắng hoặc màu combo kết hợp giữa các màu này và/hoặc với màu vàng: ý nghĩa được ấn định bởi người sử dụng, thường được dùng cho trường hợp hướng dẫn giao thông.
Đường 1 chiều
Đường 1 chiều

 

Tốc độ tối đa 80 km/h
Tốc độ tối đa 80 km/h

 

OSHA đã áp dụng ANSI Z535.1 để thiết kế các biển báo phòng chống tai nạn (biển báo an toàn) và mã màu của tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho các biển báo tuân thủ OSHA.

 

 

Hy vọng các bạn đã biết thêm các ý nghĩa đằng sau các mã màu theo tiêu chuẩn khá phổ biến của OSHA và ANSI. Nếu cần tư vấn và đặt hàng cho các loại biển báo thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

 

Liên hệ để được tư vấn và đặt hàng:

Tên Công ty: Công ty TNHH An Toàn Công Nghiệp HVT
Địa chỉ: 65 Đường 2A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0938 218 600
Email: sale.hvtsafety@gmail.com

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BIỂN BÁO AN TOÀN MỚI CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

Khi có kế hoạch xây dựng một hệ thống biển báo an toàn mới cho cơ sở sản xuất kinh doanh, bạn có thể tham khảo 4 bước thực hiện sau đây.

CÁCH CHỌN BIỂU TƯỢNG CẢNH BÁO VÀ TỪ NGỮ BÁO HIỆU SAO CHO PHÙ HỢP KHI THIẾT KẾ BIỂN BÁO AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN ANSI/OSHA

Trong lần trước, An toàn công nghiệp HVT đã giới thiệu cấu trúc hiển thị trên biển báo an toàn theo tiêu chuẩn ANSI/OSHA (link tham khảo tại đây), trong bài này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về phần panel trên cùng của biển báo nhé.

Facebook

error: No copy